Sách Hoàng Lê nhất thống chí

Sách Hoàng Lê nhất thống chí

Hoàng Lê nhất thống chí (Hán văn: 皇黎一統志), hay An Nam nhất thống chí (Hán văn: 安南一統志), hay Lê quý ngoại sử(Hán văn: 黎季外史) là tác phẩm văn xuôi viết bằng chữ Hán trong tùng thư của Ngô gia văn phái, một tùng thư bao gồm nhiều tác phẩm văn, sử, triết có giá trị của các tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh OaiHà Nội.
Hình minh họa

Đây là một cuốn tiểu thuyết lịch sử viết theo lối chương hồi,ghi chép về sự thống nhất đất nước của triều Lê trung hưng. Đây là tác phẩm biết theo thể chí - 1 lối văn ghi chép sự vật, sự việc, do một số tác giả kế tục nhau viết, trong những thời điểm khác nhau. Toàn bộ tác phẩm gồm có 17 hồi.

Bảy hồi đầu là phần chính biên do Ngô Thì Chí viết, mười hồi tiếp theo là phần tục biên, trong đó có 7 hồi được cho là Ngô Thì Du viết, còn 3 hồi cuối cùng viết có tính chất chắp vá, lại có cả những sự việc thời Tự Đức, tương truyền do Ngô Thì Thuyết (có người đọc là Thiến), còn các nhà nghiên cứu cho là có thể của một tác giả vô danh khác[1].
Hiện nay bản gốc chữ Hán không còn, và cũng chưa được khắc in. Người ta sưu tầm được tất cả 12 dị bản Hoàng Lê nhất thống chí bằng chữ Hán đều ở dạng viết tay:[2]
  • A. 22/1- 2 (tiêu đề Hoàng Lê nhất thống chí. Học Tống Công trứ, Trưng Phủ Công tục);
  • A. 883 (in ảnh trên giấy tây, tiêu đề Lê quý ngoại sử. Sơn Nam Thành Oanh huyện Tả Thanh Oai Thiêm thư Ngô Thì Thuyến soạn, Long phi Kỷ Hợi niên (1899) hạ lục nguyệt thập ngũ nhật. Hàn lâm viện Thị độc sung Bắc kỳ Thống sứ phủ thực thụ đệ ngũ hạng Lục sự Nguyễn Hữu Thường phụng lục);
  • Vhv. 1542/1-2(tiêu đề An Nam nhất thống chí, bản này cùng loại với bản do Nguyễn Hữu Thường chép); Vhv. 1296 (tiêu đề Hoàng Lê nhất thống chí); Vhv. 1534/- 2 (tiêu đề Hoàng Lê nhất thống chí, có dấu ấn của Hoàng Xuân Hãn);
  • Vhv. 1534/b (tiêu đề Hoàng Lê nhất thống chí. Chỉ có 8 hồi đầu, hồi thứ 8 đang chép dở), 1 bản của Thư viện Quốc gia Hà Nội (tiêu đề An Nam nhất thống chí, chỉ có 7 hồi đầu);
  • HM. 2224(7) (tiêu đề An nam nhất thống chí, chép từ sách Ngô gia văn phái. Tập 7. Quyển 19-20, phần Học Tống Công di thảo);
  • HM. 2134 (tiêu đề Hoàng Lê nhất thống chí Học Tống Công trứ, Trương Phủ Công tục: bản này chép từ bản A.22 của Viện Nghiên cứu Hán Nôm);
  • Ms. b.21 (tiêu đề Hoàng Lê nhất thống chí Gia Long tam niên Giáp Tý (1804) quý đông sóc, Lê Cảnh Hưng Quý Mùi khoa Tiến sĩ Tả Thanh Oai nhân Ngô Thì Nhậm biên tập (tiêu đề An Nam nhất thống chí, Thiêm thư binh chương Học Tốn Công di thảo; đây là sách của Fonds Demiéville).
Tác phẩm được viết dưới dạng chương hồi, gồm 17 hồi[3]:
  1. Đặng Tuyên phi được yêu dấu, đứng đầu hậu cung
    Vương thế tử bị truất ngôi, ra ở nhà kín.
  2. Lập Điện đô, bảy quan nhận di chúc,
    Giết Huy quận, ba quân phò Trịnh vương
  3. Dương nguyên cữu bàn chém kiêu binh,
    Nguyễn quốc sư mưu trừ nội loạn
  4. Nhờ ngoại viện, Hữu Chỉnh rửa thù thầy
    Tỏ lòng trung, Trần Quán chết theo chúa
  5. Phò chính thống, thượng công vào điện
    Kết duyên lành, công chúa ra xe
  6. Chúa Tây Sơn lẻn rút quân về nước
    Quân Đông Giang mưu khởi nghĩa phò vương
  7. Phò Lê đếđạo Vũ thành lại ra quân
    Đốt Trịnh cung, chúa Án Đô phải bỏ nước
  8. Dương Trọng Tế bị dâng tù trước nhà Thái học
    Hoàng Phùng Cơ phải tự tử ở ngoài Tây thành
  9. Tướng Tây Sơn Vũ Văn Nhậm đem quân lấn ngoài bờ cõi
    Quan bình chương Trần Công Xán vâng mệnh bàn việc biên cương
  10. Lân Dương hầu phò chúa vượt biển đến Yên Quảng
    Bằng công Chỉnh mời vua qua sông đi Lạng Sơn
  11. Tây Sơn lại kéo vào thành chiếm giữ đất nước
    Chiêu thống ba phen tính chước khôi phục kinh đô
  12. Lê sứ thần qua đất Bắc xin quân
    Tôn đốc bộ tới ải Nam truyền hịch
  13. Khiếp thanh thế, giặc mạnh rút lui
    Nhờ viện binh, vua xưa trở lại
  14. Đánh Ngọc Hồi, quân Thanh bị thua trận
    Bỏ Thăng Long, Chiêu Thống trốn ra ngoài
  15. Dẹp yên cõi Bắc, Nguyễn Huệ được phong
    Đánh phá Cao Bằng, Duy Chỉ bị hại
  16. Tế Linh đường, sứ Thanh bị lừa
    Chết Yên Kinh, vua Lê nuốt hận
  17. Mất thành Thăng Long, vua Cảnh Thịnh bị bắt
    Táng lăng Bàn Thạch, Nguyễn Hoàng Phi chết theo

Nội dung

Tác phẩm chủ yếu phản ánh cuộc tranh chấp quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến thời Lê mạt và phong trào Tây Sơn.
Thời gian miêu tả tác phẩm trong khoảng hơn 30 năm cuối thế kỷ 18, từ khi Trịnh Sâm lên ngôi chúa (1767) đến lúc Nguyễn Ánh lên ngôi vua (1802). Đây chính là giai đoạn rất nhiều biến động trong lịch sử Việt Nam, cả cơ cấu xã hội phong kiến cùng những hình thái ý thức, tư tưởng, đạo đức... hầu như bị đảo lộn và lay chuyển tận gốc[1].
Xin mời các bạn download Ebook (sách dạng pdf) tại đây :

0 comments :

 
Copyright © 2015. kho tài liệu ĐỒNG THANH