Bạo lực học đường

Bạo lực học đường

Đề tài:
Thực trạng các hành vi bạo lực học đường giữa học sinh với học sinh các trường trung học cơ sở tại thành phố Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai từ năm 2010 đến 2014.
Mở Đầu
1. Lý do chọn đề tài
Bạo lực trong nhà trường trong vài năm gần đây đã trở thành một đề tài nóng bỏng, gây xôn xao dư luận, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả giáo dục. Một số báo chí đã phản ánh về tình trạng học sinh đánh nhau mang tính bạo lực trong trường học, đặc biệt là học sinh lứa tuổi THCS và THPT. Có một số vụ việc đã gây tâm lý lo lắng, bức xúc trong dư luận xã hội. Vấn đề bạo lực học đường là một trong những biểu hiện của tình trạng đạo đức của học sinh xuống cấp nghiêm trọng.
Việc học sinh đánh nhau là hành vi tiêu cực, để lại hậu quả cả về thể chất và tâm lý cho các em. Nó làm các em lo lắng, đau khổ nhất thời mà còn làm ảnh hưởng đến sự phát triển về tình cảm, xã hội và thể chất ở học sinh và ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em. Những học sinh đi đánh bạn nếu không được uốn nắn, giáo dục kịp thời sẽ hình thành tính cách hung hăng, hay giận dữ, bốc đồng, thích bạo lực, thiếu tôn trọng người khác… Chúng ta cần nhận diện chính xác vấn đề bạo lực trong nhà trường, phát hiện và phân tích những nguyên nhân một cách khoa học nhằm tìm ra những giải pháp hiệu quả để phòng chống những hành vi tiêu cực này, góp phần tích cực xây dựng môi trường thân thiện trong nhà trường, gia đình và xã hội.
Hình minh họa - Bạo lực học đường
Xem Clip: Nữ sinh đánh nhau kinh hoàng

2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp ngăn ngừa các hành vi bạo lực trong học sinh THCS.
Tìm hiểu nguyên nhân phát sinh bạo lực học đường, tìm hiểu cách hình thức, hành vi bạo lực, để có biện pháp giáo dục học sinh.

3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về hành vi bạo lực trong học sinh ở trường THCS
- Phân tích và làm sáng tỏ thực trạng vấn đề bạo lực trong học sinh và các giải pháp ngăn ngừa tình trạng bạo lực trong học sinh ở Việt Nam và một số nước trên thế giới
4. Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn nghiên cứu các biểu hiện hành vi bạo lực, xác định nguyên nhân và một số giải pháp ngăn ngừa hành vi bạo lực trong học sinh THCS tại các địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài gồm: Nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu thực tiễn, phương pháp chuyên gia, điều tra xã hội học và phương pháp thống kê.
Chương 1: Sơ lược hiện tượng bạo lực học đường.
1.1. Một số khái niệm có về bạo lực học đường.
- Bạo lực: Lâu nay, bạo lực vẫn thường được hiểu với tính chất của một phương thức vận động chính trị: “Bạo lực là sức mạnh dùng để trấn áp, lật đổ”, (từ điển Tiếng Việt, 2003). Tuy nhiên, không phải mọi hình thức bạo lực đều mang tính chính trị. Người ta có thể dùng bạo lực để hành xử với nhau trong cuộc sống hằng ngày. Vì vậy có thể nói bạo lực là một hiện tượng xã hội. Nó là một phương thức hành xử trong các mối quan hệ xã hội.
- Bạo lực học đường: Khái niệm bạo lực học đường: là một dạng thức của bạo lực trong xã hội. Nó là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm, trấn áp người khác (có thể dùng lời nói, hành động có hoặc không có vũ khí…) gây nên những tổn thương tinh thần và thể xác ở phạm vi các mối quan hệ trong trường học ( giữa giáo viên-học sinh, học sinh-học sinh).
Theo quan niệm của các nhà nghiên cứu Việt Nam, bạo lực học đường là một thuật ngữ chỉ những hành vi bạo lực diễn ra trong môi trường học đường, là hệ thống xâu chuỗi lời nói, hành vi mang tính miệt thị, đe dọa, khủng bố người khác, để lại thương tích trên cơ thể, thậm chí dẫn đến tử vong, đặc biệt là gây tổn thương đến tư tưởng, tình cảm, tạo cú sốc về tâm sinh lý cho những đối tượng trực tiếp tham gia vào quá trình giáo dục trong nhà trường, cũng như đối với những ai quan tâm đến sự nghiệp giáo dục. Bạo lực học đường không chỉ xảy ra giữa học sinh với học sinh mà còn xảy ra giữa học sinh với giáo viên hoặc cán bộ công nhân viên trong nhà trường, thậm chí là giữa cán bộ, giáo viên trong nhà trường với nhau.
Bạo lực học đường là một dạng hành vi lệch chuẩn của học sinh. Bạo lực học đường là dạng hành vi chống đối, đi ngược lại các quy tắc, chuẩn mực đạo đức của xã hội, nội quy của nhà trường mà các em là thành viên. Bạo lực học đường có thể được biểu hiện thông qua nhận thức, thái độ và hành vi. Có hai loại hành vi bạo lực học đường:  Hành vi bạo lực học đường thụ động là những hành vi của học sinh bị sai lệch do các em nhận thức không đầy đủ hoặc nhận thức sai chuẩn mực, nội quy, quy tắc của trường lớp hay bị bèn bè rủ rê. Hành vi bạo lực học đường chủ động là những hành vi mà cá nhân mặc dù biết rõ những quy tắc, chuẩn mực đạo đức của nhà trường, xã hội nhưng họ vẫn cố ý làm khác so với chuẩn mực.
1.2  Các hình thức bạo lực học đường.
Bạo lực học đường giữa cá nhân với cá nhân.(trong phạm vi đề tài chỉ nói đến giữa học sinh với học sinh. Không nói về giáo viên và học sinh và các bạo lực khác).
- Hình thức bao lực giữa cá nhân học sinh với nhau thường diễn ra khi có mâu thuẫn với nhau. Khi đó hai học sinh không trình báo với giáo viên, mà tự ý tìm cách giải quyết, khi giải quyết không được thì dẫn đến bạo lực.
- Bao lực học đường nhóm với một cá nhân.
Hình thức thức này bạo lực giữa nhóm và cá nhân thường diễn ra khi một cá nhân mâu thuẫn với một cá nhân khác trong nhóm học sinh chơi thân với nhau. Khi đó thường thì nhóm học sinh lấy lợi thế là đông nên có hành động bạo lực đối với cá nhân học sinh có mâu thuẫn với nhóm. Hiện tượng này rất nguy hiểm vì có khi nhóm học sinh đánh đập, đe dọa đến cái nhân em học sinh kia. Có khi còn cấm không cho em học sinh đó báo cáo với thầy cô giáo.
- Bạo lực học đường nhóm với nhóm.
Trong các hình thức bạo lực thì bạo lực theo nhóm với nhóm là nguy hiểm hơn hết. Khi các thanh viên trong nhóm này mâu thuẫn với thành viên nhóm khác thì sẵn sàng giải quyết mẫu thuẫn bằng con đường bạo lực. Các em sẵng sàng hẹm địa điểm bên ngoài nhà trường để giải quyết mâu thuẫn, cá biệt có truòng hợp các em giải quyết mâu thuẫn ngay trong trường.
1.3 Các quan điểm nhìn nhận về bạo lực học đường.
- Quan điểm của nhà trường:
Tất cả các trường Trung học cơ sở và tiểu học trên địa bàn thành phố Biên Hòa đề rất lo ngại về tình trạng bạo lực học đường đang ngay càng gia tăng. Đặc biệt trong thời kỳ hiện nay khi mà mạng xã hội ngày càng nhiều, bùng nổi công nghệ thông tin. Khi mà các em học sinh tiếp cận với nhiều luồng thông tin thiếu lành mạnh, thì nhà trường càng khó giáo dục.
Trước tình hình trên Phòng Giáo dục và Đào tạo Biên Hòa đã có công văn số 68/QCPH-PGDĐT-CATP ngày 27/8/2011 về Quy chế phối hợp công tác đảm bảo an ninh trật tự giữa Phòng Giáo dục và công an thành phố Biên Hòa. Ngày 18/02/2014 Công An thành phố Biên Hòa phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức buổi tọa đàm phòng chống tội phạm, bạo lực học đường, đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong các trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Biên Hòa. Tại buổi tọa đàm có lãnh đạo công an Biên Hòa, Lãnh đạo Phòng Giáo dục và 91 Hiệu trưởng các trường.
- Quan điểm của gia đình học sinh:
Về phía gia đình học sinh rất lo lắng cho con, có giáo dục con. Rất nhiều bậc phụ huynh sau khi theo dõi tin tức báo chí đưa tin về bạo lực học đường đã bày tỏ lo lắng cho con em của mình. Tuy nhiên còn một số phụ huynh không quan tâm đúng cách, không đi sâu đi sát tâm sự cùng con nên thường chỉ cung cấp đủ về mặt vật chất hàng ngày mà không biết những chuyện của con hàng ngày ở trường. Nếu có hỏi thì cũng chỉ hỏi về điểm số và thành tích học tập của con. Do đó chưa kịp thời uốn nắn tình nết của con.
- Quan điểm của cơ quan công an:
Đối với cơ quan công an thì xác định bạo lực học đường là mối nguy hiểm, nó có thể phát tiển thành tội phạm xã hội. Do đó phía công an xác định rõ, trước hết là phối hợp giáo dục sau là cải tạo. Tuy các em học sinh còn nhỏ tuổi nhưng manh động và bất chất. Công an địa phương tích cực phối hợp với các trường học trên địa bàn phường, xã để tuyên truyền giáo dục học sinh ý thức chấp hành pháp luật.




1.4 Một số hình ảnh thực tế về bạo lực học đường.
bao_luc
66adccc8e96adef58ecf3be6176efeee
4d9xh173danh
images
Chương 2:   Thực trạng các hành vi bạo lực đường giữa học sinh với học sinh các trường trung học cơ sở tại thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai từ năm 2010 đến 2014.
2.1. Thực trạng các hành vi bạo lực đường giữa học sinh với học sinh các trường trung học cơ sở tại thành phố Biên Hòa.
Thời gian qua, đã có không ít vụ án hình sự xảy ra liên quan đến học sinh trong các trường học cũng như các đối tượng ngoài xã hội gây ra đối với học sinh và nhà trường. Để hạn chế tình trạng này, ngày 18/2/2014, Công an TP.Biên Hoà phối hợp với Phòng Giáo dục và đào tạo TP.Biên Hoà tổ chức toạ đàm: "Phòng, chống tội phạm, bạo lực học đường, đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong các trường tiểu học, THCS". Đây là dịp để hai ngành có cái nhìn xác đáng, toàn diện hơn về thực trạng tội phạm, bạo lực học đường và vi phạm TTATGT. Từ đó, đề ra phương pháp giáo dục, quản lý học sinh nhằm hạn chế vi phạm pháp luật.
Năm 2013, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH Công an TP.Biên Hoà, đã khởi tố điều tra 18 vụ liên quan đến học sinh, sinh viên tham gia đánh bạc, trộm cắp tài sản, cố ý gây thương tích, giết người. Ngoài ra, học sinh còn là nạn nhân của nạn bạo hành, xâm hại tình dục, cưỡng đoạt tài sản, cướp tài sản do đối tượng bên ngoài xã hội hoặc học sinh trong trường câu kết với đối tượng bên ngoài gây ra.
Nổi cộm là vụ giết người xảy ra trước cổng trường Trung học cơ sở (THCS) Bùi Hữu Nghĩa, KP13, phường Hố Nai. Từ thù oán cá nhân, Lê Hoàng Thành, sinh năm 1999, học sinh của trường đã rủ các đối tượng ngoài xã hội, gồm: Trần Đức Trí, Trần Ngọc Phú, Bùi Văn Huân, thường trú tại phường Hố Nai; Nguyễn Hoàng Anh Phong, thường trú tại phường Tân Biên, đánh Mai Huy Hiếu (sinh năm 2000), học sinh cùng trường với Thành. Lúc 15h30 ngày 28/11, vừa tan học, Hiếu đã bị Thành cùng đồng bọn đuổi đánh trước cổng trường. Nguyễn Hoàng Anh Phong đã dùng dao nhọn tấn công Hiếu. Mặc cho nạn nhân hoảng hốt bỏ chạy, Phong vẫn truy đuổi đâm nhiều nhát, khiến Hiếu tử vong.
Từ thực tế trên, Ngành giáo dục và ngành công an thành phố Biên Hòa đã bàn bạc để cùng tìm ra giải pháp phòng, chống tội phạm, đảm bảo TTATGT trong học đường. Với ý nghĩa này, buổi toạ đàm đã thu hút 200 thầy cô giáo trong ban giám hiệu và phụ trách đội đến từ 91 trường tiểu học và THCS trên địa bàn thành phố. Tại cuộc toạ đàm, ban giám hiệu các trường và phụ trách đội có dịp phản ánh tình hình ANTT trong học đường và phương pháp giáo dục cho học sinh, cán bộ công nhân viên chức nhà trường chấp hành pháp luật, tự phòng, tự quản; những vấn đề đã làm được cũng như những thiếu sót còn tồn tại cần khắc phục trong công tác phối hợp giữa các đội nghiệp vụ và công an các phường, xã với nhà trường cũng đã được chỉ ra cụ thể.
Các đội nghiệp vụ Công an TP.Biên Hoà đã phổ biến các phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm giết người, cố ý gây thương tích do nguyên nhân xã hội, bạo lực học đường, xâm hại trẻ em, phòng tránh tiếp xúc với các trang mạng xã hội độc hại, đảm bảo trật tự an toàn giao thông, mỹ quan đô thị. Qua đó giúp nhà trường có cái nhìn toàn diện và có phương pháp tuyên truyền trong trường học đạt hiệu quả, sát với thực tế.
hinh_19
Đại diện giáo viên các trường tiểu học và THCS TP.Biên Hòa dự buổi tọa đàm
Nguồn: http://congan.dongnai.gov.vn/Pages/noi-dung-cat.aspx?nid=7&tid=1
Một vụ bạo lực khác được báo www.doisongphapluat.com đưa tin: “Liên quan đến vụ nữ sinh Biên Hòa bị đánh hội đồng dã man gây bức xúc dư luận thời gian gần đây, cơ quan chức năng đã vào cuộc xác minh được nguyên nhân vụ đánh hội đồng này là do cãi nhau trên Facebook.
Ngày 23/2, clip nữ sinh Biên Hòa đánh bạn hội đồng dã man (một cô gái trẻ bị nhóm toàn nữ xông vào dùng đạp chân vào đầu, mặt, tóm kéo tóc nạn nhân và chửi bới nặng nề) đã gây bức xúc trên các trang mạng xã hội.
danh_nhau
  Theo công an phường phường Tân Hiệp (TP Biên Hòa, Đồng Nai), địa điểm cô gái trẻ bị đánh hội đồng là ở ngay phía sau sân vận động Đồng Nai (thuộc khu phố 4, phường Tân Hiệp). Cầm đầu nhóm nữ sinh đánh người là Oanh (16 tuổi, học tại trường Cấp 2, 3 hệ dân lập trên địa bàn TP Biên Hòa). Ngoài nữ sinh này, công an còn xác định được hai người khác tham gia đánh hội đồng. Nạn nhân trong vụ hành hung tên Thư (15 tuổi). Sau khi gây ra vụ việc, cô gái cầm đầu đã bỏ trốn khỏi địa phương và công an đang vận động gia đình đưa Oanh ra trình diện. Nguyên nhân vụ đánh hội đồng dã man này bước đầu được xác định là do giữa Oanh và Thư cãi nhau trên Facebook, sau đó, Oanh rủ nhóm bạn tìm đánh Thư.” Những ngày sau khi sự việc này nhiều báo chí đã đưa tin như:

http://news.zing.vn/Nu-sinh-danh-hoi-dong-o-Bien-Hoa-do-cai-nhau-tren-Facebook-post395313.html
http://www.tinmoi.vn/vu-danh-hoi-dong-hotgirl-nu-sinh-cam-dau-da-trinh-dien-011296708.html
http://www.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/vu-clip-thieu-nu-bi-danh-hoi-dong-ca-vao-cuoc-c46a611880.html
          Trong những năm gần đây, bạo lực học đường trở thành một vấn đề nhức nhối đối với giáo dục thành phố Biên Hòa nói riêng và giáo dục Việt Nam nói chung. Hiện tượng học sinh đánh nhau là một hiện tượng không mới, nhưng những hiện tượng đánh nhau của học sinh ở một số trường thuộc thành phố Biên Hòa trong thời gian gần đây đã bộc lộ những tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng. Điển hình là các vụ học sinh dùng hung khí đánh nhau trong trường học, trước cổng trường, học sinh nữ đánh nhau hội đồng, làm nhục bạn gây hậu quả nghiêm trọng và bức xúc trong dư luận xã hội.
2.2 Khảo sát thực tế.
Đến các trường: Trung học Cơ Sở Hòa Hưng; Trung học cơ sở Lê Quang Định; Trung học cơ sở Bình Đa.
- Phương pháp: Thu phiếu khảo sát, phân tích nguyên nhân, tỉ lệ phát sinh bạo lực học đường.
Kết quả cho thấy có đến 96,7% số học sinh được hỏi cho rằng ở trường các em học có xảy ra hiện tượng nữ sinh đánh nhau. Kết quả khảo sát cũng cho biết có tới 64% các em nữ thừa nhận từng có hành vi đánh nhau với các bạn khác. Trong các em nữ từng đánh nhau thì số nữ sinh một lần đánh nhau là 12,7%, 2-3 lần: 20,7%, 4-5 lần: 10,7% và 19,3% đánh nhau từ năm lần trở lên. Phần lớn các em nữ đã có hành vi đánh nhau cho rằng bạo lực giữa nữ sinh là “bình thường” (57,3%) và “chấp nhận được” (39,6%).
Với câu hỏi “Khi đánh nhau với học sinh khác, bạn thường dùng hình thức nào là chủ yếu?”, kết quả thu được cho thấy có từ 31% đến 42,5% “đánh một mình” và 47,7% đến 52% “đánh tập thể”. Điều này cho thấy, bạo lực học đường không chỉ là chuyện của mỗi học sinh, mà có tính chất lây lan theo nhóm bạn.
 Về phương tiện sử dụng khi đánh nhau, 33% không sử dụng phương tiện nào, đây là những em khi đánh nhau thường dùng các “chiêu thức võ công” như túm tóc, cào cấu, xé áo... Việc sử dụng “võ mồm” kết hợp với tay chân tuy không gây nên những thương tích nghiêm trọng về thể chất nhưng lại gây nên những tổn thương về tâm lý, tinh thần đối với nạn nhân khi bị chửi rủa hết sức tục tĩu, hoặc bị xé tung áo giữa đám đông. Dụng  cụ sử dụng khi đánh nhau là 28% sử dụng dép, guốc; 8% sử dụng gậy gộc, 4% dùng gạch đá, và 0,7% dùng dao lam, ống tuyp nước. Những phương tiện này, tùy mức độ mà có thể gây nên thương tích, thậm chí gây nên tàn phế hoặc cướp đi mạng sống của bạn học.
Về nguyên nhân đánh nhau giữa các bạn nữ, khảo sát cho thấy có những lý do rất đơn giản nhưng cũng là cơ sở để các em đụng tay đụng chân, như thấy ghét thì đánh (24%), bạn dám nhìn đểu (16%), trả thù tình (13,3%). Đáng lo ngại là có những lý do không thể hình dung được, ví dụ người khác nhờ đánh (20%) và chả có lý do gì cũng đánh (12%).
Trong số các vụ việc học sinh đánh nhau được phân tích ở trên, phần lớn là vụ việc xích mích nhỏ giữa các học sinh, các em dùng tay, chân đánh nhau nhưng được sự can ngăn kịp thời nên không để xảy ra hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên trong số đó vẫn có những vụ việc xảy ra mang tính chất nghiêm trọng. Đáng lưu ý là các vụ việc học sinh nữ đánh nhau hội đồng, làm nhục bạn, quay phim rồi đưa lên mạng Internet, coi như một chiến tích để thể hiện mình trước mọi người. Bên cạnh đó, còn có những vụ việc học sinh đánh nhau có sử dụng hung khí, gây thương tích nặng cho bạn, có vụ việc xảy ra gây tử vong.
2.3. Nguyên nhân của hành vi bạo lực học đường
2.3.1. Nguyên nhân từ bản thân học sinh
Nguyên nhân đầu tiên co thể nói là do sự chuyển biến về tâm lý của bản thân đối tượng từ 12-17 tuổi,đây là giai đoạn hình thành nhân cách ở con người, cùng với đó là tâm lý không ổn định và cái tôi cá nhân cao vót (mà không biết sử dụng đúng cách ) ở lứa tuổi ăn chưa đủ no lo chưa tới này khiến các em thấy bức bối và muốn giải thoát. Trong giai đoạn này chỉ cần những tác động kích thích xấu từ thế giới bên ngoài cũng khiến các em học theo. Có nhũng em học sinh học cách sông theo phim ảnh, theo thần tượng.
Do sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng ứng xử của bản thân và xự non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống dẫn đến thái độ sai trong nhận thức và hành động .Các em chưa định hình được lí tưởng sống cho bản thân nên rất dễ xa đọa .
2.3.2. Nguyên nhân từ gia đình
Do sự giáo dục chưa đúng đắn từ cha mẹ ,cha mẹ thường nặng lời quát tháo con cái . xã hội phát triển phụ huynh ít quan tâm tới con cái hoặc phụ huynh bị stress và xả stress bằng bạo hành gia đình không phải là chuyện hiếm gặp .Cấp II và cấp III là giai đoạn học sinh hình thành nhân cách chỉ cần một tác động xấu từ gia đình và xã hội có thể gây nên tổn thương không thể chữa lành , hình thành những nhân cách méo mó về giá trị sống .
2.3.3. Nguyên nhân từ nhà trường
Do sự giáo dục của nhà trường còn nặng về kiến thức sách vở , đôi khi lãng quên đi nhiệm vụ giáo dục phẩm chất con người “tiên học lễ , hậu học văn” . Mặt khác cuộc sống thực dụng chạy theo đồng tiền của một phần xã hội đã đẩy ngã những giá trị quan trọng của nhà trường, đạo đức của một bộ phận thầy cô giáo .Bây giờ thật khó mà tìm được những thầy cô mà học sinh luôn nhắc đến với lòng kính yêu , luôn được học sinh coi là một hình mẫu để học tập. Đồng tiền làm mờ đi vẻ đẹp của giáo dục; việc thiếu tấm gương ngay trong nhà trường đã khiến nhiều học sinh mất phương hướng không biết phải trở thành người như thế nào.
2.3.4. Nguyên nhân từ xã hội
Do ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bao lực như phim ảnh , sách báo,game bạo lực , đồ chơi mang tính bạo lực ( kiếm,súng..)
Hiện nay. Bên cạnh những mặt tích cực của trò chơi giải trí thì nó cũng mang nhiều ảnh hưởng xấu. Các trò chơi trên mạng Internet có tới 77% là trò chơi là đánh nhau , giết người. Trên các phương tiện thông tin đại chúng và truyền thông các hình ảnh bạo lực xuất hiện quá nhiều , các bộ phim hành động kinh dị, xã hội đen đua nhau trình chiếu trên tivi, internet, hoặc phát tán qua đĩa. Các game hành động như Half-life , stra craft, võ lâm, cao bồi không gian... với các pha chém giết, chuyện đấu đá băng nhóm bang hội, thu hút số lượng đông các bạn trẻ,không tránh được những ảnh hưởng xấu của các hình ảnh bạo lực tới đầu óc của các em,khi mà gần như ngày nào cũng tiếp xúc với chúng. Tuổi trẻ có xu hướng bắt trước và thử nghiệm việc các em làm theo những hình ảnh, hình tượng đó là hoàn toàn dể hiểu.
2.4. Tính chất của hành vi bạo lực học đường
Hành vi bạo lực học đường ban đầu xuất phát cũng từ những mâu thuẫn nhỏ nhặt hàng ngày của các em học sinh, nhưng nếu không được thầy cô, cha mẹ kịp thời khuyên giải, uốn nắn thì rất dẽ phát sinh những hành động bạo lực khó lường. Trong giới hạn đề tài này tôi xin sơ lược một số tính chất đặc trưng cơ bản của hành vi bạo lực học đường ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai.
- Đa dạng hóa:
Ngày nay, bạo lực học đường diễn ra không chỉ giữa học sinh với nhau, mà còn xảy ra giữa những thành phần bên ngoài trường học với học sinh và giữa học sinh các trường khác nhau trên cùng một địa bàn với nhau. Không chỉ có học sinh nam liên quan đến bạo lực học đường mà còn có sự tham gia đông đảo của nữ học sinh.
- Nghiêm trọng hóa:
Hành vi bạo lực học đường hiện nay còn cướp đi tính mạng của nhiều học sinh, hoặc để lại những ám ảnh tinh thần dai dẳng cho đối tượng bị hại. Đặc biệt, có hiện tượng học sinh bình thản xem bạn bè mình bị đánh, thậm chí còn chụp ảnh, quay Clip để tung lên mạng Internet.
- Trào lưu hóa:
Bạo lực học đường đã trở thành một hiện tượng trong những năm gần đây, học sinh tìm đến hành vi bạo lực không chỉ để giải quyết mâu thuẫn mà còn để thể hiện mình.
- Trẻ tuổi hóa:
Không chỉ có học sinh trung học phổ thông hay sinh viên đại học mới nảy sinh các hành vi bạo lực, mà ngay cả học sinh trung học cơ sở và học sinh tiểu học cũng xuất hiện hiện tượng này.
- Tổ chức hóa:
Các vụ việc bạo lực trong trường học hầu hết đều có liên quan đến các tổ chức băng nhóm không chính thức trong và ngoài trường học. Hành vi bạo lực không xảy ra một cách tự phát mà có tổ chức khá chặt chẽ, có quay Video clip, có hẹn địa điểm, có chuẩn bị về thành phần tham gia. Lôi kéo, tổ chức bạn bè tham gia…
- Nữ sinh hóa:
Nếu như trước đây khi nhắc tới những vụ việc bạo lực của học sinh, hầu hết mọi người đều nghĩ đến những học sinh nam là nguyên nhân và đối tượng tham gia vào vụ việc. Nhưng hiện nay, trong hầu hết các vụ việc bạo lực học đường được đưa lên các kênh thông tin truyền thông thì chiếm quá nửa là những vụ việc liên quan đến nữ học sinh.
2.5. Hậu quả của hành vi bạo lực học đường
- Hậu quả đối với học sinh
+ Về mặt thể xác: Các em có thể gặp các chấn thương trên cơ thể, nhiều hành vi bạo lực đã gây ra án mạng, làm mất đi vĩnh viễn cơ hội được sống, được học tập của chính mình và bạn bè mình.
+ Về mặt tinh thần: Các em tham gia vào các hành vi bạo lực học đường, đặc biệt là các em “bị hại” thường có những biểu hiện rối nhiễu hành vi, ảnh hưởng đến học tập, lao động, năng khiếu, ước mơ, sở thích của bản thân. Các em mất tự tin khi đến trường, trở nên lầm lì, ít nói, luôn ở trong trạng thái lo lắng, việc ăn ngủ cũng gặp khó khăn, cơ thể suy nhược. Có em trở nên trầm cảm, tự ti, lo sợ và có những trường hợp đã tìm đến cái chết để giải thoát chính mình.
+ Về học tập : Lơ là học tập, kết quả học tập sa sút, có những trường học bỏ học thường xuyên hoặc bỏ học vĩnh viễn.
- Hậu quả đến với gia đình – nhà trường – xã hội
+ Với gia đình; Cha mẹ, người thân gặp khó khăn trong việc hiểu con em mình, không biết nguyên nhân vì sao mà con em mình khác bình thường. Từ đó thường đưa ra những cách thức tìm hiểu làm tổn thương các em, tình cảm, hòa khí trong gia đình bị rạn nứt.
+ Với nhà trường; Hành vi bạo lực học đường làm cho hoạt động giáo dục của nhà trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thay vì tổ chức các hoạt động giáo dục đầy ý nghĩa thì nhà trường phải tổ chức các Hội đồng kỷ luật, các cuộc họp phụ huynh và học sinh để giải quyết các hệ quả của các em. Thầy cô, bạn bè lo lắng, mất tinh thần học tập, tình đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau bị rạn nứt. Trường học trở thành “chiến trường” để các em “thể hiện mình”. Hơn thế, các hành vi bạo lực còn lôi kéo một bộ phận học sinh tham gia, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới đạo đức học sinh và sự mô phạm của trường học.
+ Với xã hội; Bạo lực học đường giống như những hồi chuông cảnh báo cho toàn xã hội về một bộ phận thế hệ trẻ đang “lệch lạc” giữa ngã ba đường của tuổi mới lớn, nó ảnh hưởng nghiêm trọng tới trật tự an toàn xã hội, đặc biệt là với thanh thiếu niên – lực lượng nòng cốt và thiết yếu của tương lai quốc gia. Biết bao nhiêu cuộc Hội thảo, các lực lượng xã hội phải tham gia để chung tay giải quyết vấn nạn bạo lực học đường, các đề tài, công trình nghiên cứu về hiện tượng này cũng theo đó mà được triển khai.
Chương 3: Khuyến nghị giải pháp ngăn ngừa hành vi bạo lực học đường ở học sinh trường THCS trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
3.1 Đối với nhà trường
3.1.1 Công tác quản lý học sinh
 - Giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt như ly thân, ly hôn, đơn thân, tàn tật,... nhằm giảm bớt những ảnh hưởng tiêu cực của hoàn cảnh gia đình đến hành vi của học sinh. Nêu những tâm gương tốt giúp đỡ bạn trong học tập và cuộc sống.
- Phối hợp giữ nhà trường, gia đình và công an địa phương quản lý chặt chẽ các em học sinh cá biệt, có biểu hiện hư hỏng.
- Thầy cô giáo và người thân học sinh có thể phối hợp với hội phụ huynh học sinh và những cơ quan, tổ chức có liên quan để thành lập ra những nhóm phụ huynh đơn thân, nhóm phụ huynh có hoàn cảnh đặc biệt. Qua đó, những phụ huynh đã ly hôn có thể lắng nghe và chia sẻ những nỗi buồn, những nỗi đau mà cuộc hôn nhân thất bại mang đến cho họ, chia sẻ những trải nghiệm về những khó khăn cũng như những niềm vui và thành công trong giáo dục con cái. Từ đó, những phụ huynh trong những gia đình ly hôn sẽ có những nhìn nhận đúng đắn về thất bại trong hôn nhân, đồng thời nhận thức được rằng không nên để những thất bại này ảnh hưởng tiêu cực đến việc giáo dục con cái.
3.1.2 Công tác rèn luyện đạo đức
- Giúp đỡ phụ huynh học sinh nâng cao chức năng giáo dục trong gia đình.
Nhà trường nên thay đổi tư tưởng đã ăn sâu vào mỗi gia đình là chỉ chú trọng vào thành tích học tập của học sinh, mà thiếu quan tâm đến tâm tư, tình cảm của con em mình, phụ huynh học sinh cần thay đổi cách tiếp cận một cách phù hợp vào nội dung giáo dục gia đình, điều này sẽ nâng cao vai trò phòng chống hành vi bạo lực học đường của gia đình. Người làm công tác xã hội trong nhà trường cũng có thể tổ chức xây dựng những nhóm chia sẻ kinh nghiệm giáo dục gia đình trong tập thể phụ huynh học sinh, qua đó giúp cho các bậc phụ huynh có cơ hội chia sẻ những kinh nghiệm thành công cũng như những thất bại của mình trong giáo dục gia đình.
- Công tác phòng chống bạo lực học đường nhìn một cách toàn diện là quan tâm đến cá nhân học sinh và những ảnh hưởng của môi trường xung quanh tới học sinh, đồng thời coi trọng mối quan hệ biện chứng giữa “học sinh – nhà trường – gia đình – xã hội”. Đối mặt với hành vi bạo lực học đường, yêu cầu Thầy cô, cha mẹ phải là tấm gương tốt, đồng thời làm tốt vai trò phòng ngừa là chính đối với học sinh.
3.1.3 Công tác giáo dục kỹ năng sống.
- Rèn luyện cho học sinh nâng cao năng lực giải quyết mâu thuẫn, giải quyết khó khăn và khả năng tự kiềm chế
Thông qua tập thể giáo viên, người làm công tác xã hội trong nhà trường nên có những buổi tập huấn về kiến thức liên quan đến việc nâng cao năng lực giải quyết mâu thuẫn, giải quyết khó khăn và khả năng tự kiềm chế cho học sinh, sau đó thông qua tập thể giáo viên để tạo ra những ảnh hưởng tích cực cho học sinh. Khi giáo viên gặp phải những khó khăn trong vấn đề này, người làm công tác xã hội trong nhà trường nên có những biện pháp tư vấn và giúp đỡ kịp thời. Đối với học sinh, có thể tổ chức những buổi sinh hoạt ngoại khóa liên quan đến “kỹ năng quản lý cảm xúc và hành vi”, “kỹ năng giải quyết mâu thuẫn phi bạo lực”, giúp cho học sinh trao đổi và chia sẻ với nhau những những kinh nghiệm hiệu quả của bản thân trong việc giải quyết những xung đột, cũng như làm thế nào để nào để đối mặt với khó khăn, khống chế cảm xúc và hành vi của mình một cách đúng đắn, những trao đổi này sẽ được người làm công tác xã hội trong nhà trường tổng kết lại và phân tích sâu sắc hơn.
- Áp dụng phương pháp nhập vai để học sinh cảm nhận được sâu sắc hơn về bạo lực học đường
Đối với những học sinh có hiểu biết và nhận thức chưa đầy đủ về hành vi bạo lực học đường, nên tổ chức cho các em tự viết kịch bản và nhập vai vào những đoạn kịch ngắn có liên quan đến những tình huống bạo lực học đường và cách giải quyết phi bạo lực. Trong quá trình đó, thông qua phương pháp nhập vai giúp học sinh hiểu rõ hơn về hành vi bạo lực học đường và những hậu quả của nó. Trong quá trình diễn xuất, cũng có thể tiến hành đổi vai, giúp cho học sinh có sự đồng cảm với những người có liên quan đến vụ việc bạo lực học đường (người gây ra hành vi bạo lực học đường, người bị hại và người chứng kiến), từ đó thay đổi những suy nghĩ không đầy đủ và sai lệch của học sinh về hành vi bạo lực học đường.
3.1.4 Công tác giáo dục pháp luật.
- Cải thiện giáo dục pháp luật
Thầy cô giáo nên tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh, nhằm nâng cao tố chất tư tưởng đạo đức lành mạnh cho học sinh. Ngoài ra, nhà trường cần chú ý giáo dục pháp luật cho học sinh, để giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh, nhà trường nên xây dựng tổ bộ môn riêng biệt về giáo dục pháp luật, để tất cả học sinh hiểu rằng, khi mình là người bị hại thì nên dùng sức mạnh của luật pháp để bảo vệ bản thân. Phát huy vai trò của giáo viên dạy bộ môn “Giáo dục công dân” để giáo dục ý thức cho học sinh.
3.2 Đối với gia đình học sinh.
Phối hợp với nhà trường trong chăm sóc, giáo dục con; Luôn quan tâm chăm sóc, động viên con kịp thời, tránh phó mặc cho nhà trường.
3.3 Đối với chính quyền địa phương
Đổi mới và thường xuyên thực hiện công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức trách nhiệm, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các biểu hiện, hành vi bạo lực diễn ra trong xã hội và địa phương; Quản lý tốt thanh thiếu niên trên địa bàn, đặc biệt là những đối tượng bỏ học và chưa có việc làm ổn định.
Nhân rộng mô hình phòng tư vấn tâm lý cho hoc sinh; đổi mới công tác thi đua, khen thưởng nhấn mạnh tiêu chí trường học đảm bảo an toàn.
3.4 Đối với các tổ chức đoàn thể.
Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đội thiếu niên tiền phong  cần phát huy vai trò trong giáo dục, định hướng lối sống lành mạnh cho thanh thiếu niên; Có hình thức quan tâm cụ thể đến các em có hoàn cảnh đặc biệt như cha mẹ ly hôn, gia đình thường xuyên có bạo lực. Tạo ra các sân chơi và học như: Câu lạc bộ văn nghệ, câu lạc bộ tiếng anh, câu lạc bộ hài kịch…để thanh thiếu niên có nơi sinh hoạt lành mạnh.

Kết luận: Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, các tệ nạn xã hội nhiều và phức tạp. Do đó gây tiêm nhiễm đến lối sống, đạo đức của các em học sinh. Việc sử dụng tràn lan mạng internet và các loại game bạo lực sẽ tỉ lệ thuận với việc các em học sinh gây ra bạo lực học đường.
Thực trạng hiện tượng bạo lực học đường ở các trường THCS thuộc thành phố Biên Hòa những năm gần gây diễn ra phức tạp với đối tượng tham gia trực tiếp vào các vụ việc chủ yếu là học sinh với học sinh, bao gồm cả học sinh nữ và học sinh nam, tập trung ở cấp học THCS và THPT, diễn ra cả ở nhiều khu vực khác nhau trên địa bàn. Thời gian xảy ra các vụ việc thường là sau giờ học, ở những nơi vắng vẻ gần trường học, ít người qua lại, hình thức thực hiện rất đa dạng bao gồm cả uy hiếp về tinh thần và thể xác, có trường hợp dẫn đến tử vong. Phương tiện sử dụng bao gồm dao, mã tấu, giầy dép, sách vở, bút, kiếm, ống sắt, dao lam, thư truyền tay, mạng internet, điện thoại di động.
Nguyên nhân của hiện tượng này xuất từ bản thân học sinh, từ nhà trường, gia đình và cộng đồng xã hội, hậu quả để lại nặng nề nhất là đối với những học sinh trưc tiếp tham gia vào hình vi bạo lực học đường, bên cạnh đó nó cũng tác động tiêu cực đến gia đình, nhà trường và xã hội. Học sinh tham gia hoặc là nạn nhân của hiện tượng này đều là nỗi buồn cho gia đình, thầy cô và xã hội.
Để phòng chống bạo lực học đường có hiệu quả cần có sự kết hợp chặt chẽ 4 bên gồm: Nhà Trường, Gia Đình, đoàn thể và chính quyền địa phương.
 Tác giả: Đồng Thanh
email: dongthanhvina@gmail.com

                                                    = = HẾT = =








0 comments :

 
Copyright © 2015. kho tài liệu ĐỒNG THANH