Lần đầu tiên công bố bảo vật Hoàng cung

Lần đầu tiên công bố bảo vật Hoàng cung

Sau hơn 50 năm được bảo quản tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, những bảo vật tượng trưng cho quyền lực của triều đại phong kiến như kim ấn, ngọc tỷ truyền quốc, bảo kiếm... lần đầu được giới thiệu tới công chúng sáng 9/10.
img1436-518299-1368799599_500x0.jpg
Hoàng cung vốn bí ẩn với với người dân và bảo vật trong hoàng cung lại càng bí ẩn. Hàng trăm năm qua, không nhiều người biết đến và được chiêm ngưỡng những bảo vật này. Chính vì vậy, những bảo vật từ hoàng cung các triều đại phong kiến Việt Nam luôn phủ một bức màn bí ẩn, thậm chí nhiều người cho rằng chúng đã không còn tồn tại hoặc đang nằm ở các bảo tàng, bộ sưu tập trên thế giới, hoặc ngộ nhận một số đồ dùng thông thường trong cung đình là bảo vật hoàng cung.
img1429-496363-1368799600_500x0.jpg
Qua nhiều thăng trầm của lịch sử, từ năm 1959 đến nay, hàng trăm bảo vật của triều đại Lê, Nguyễn như ấn vàng, kiếm vàng, sách vàng, đồ ngự dụng bằng vàng, ngọc... vẫn còn được bảo quản, gìn giữ nguyên vẹn tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Đây là những bảo vật vô giá của nhân dân Việt Nam, không những chứa đựng giá trị lịch sử phong phú mà còn phản ánh tài nghệ khéo léo của các nghệ nhân cung đình qua từng thời đại.
Luật Trọng Tài Thương Mại - Số: 54/2010/QH12

Luật Trọng Tài Thương Mại - Số: 54/2010/QH12


QUỐC HỘI
Số: 54/2010/QH12
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
          
                Hà Nội, ngày 17 tháng 06 năm 2010                          
LUẬT
Trọng tài thương mại
__________
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Quốc hội ban hành Luật Trọng tài thương mại.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về thẩm quyền của Trọng tài thương mại, các hình thức trọng tài, tổ chức trọng tài, Trọng tài viên; trình tự, thủ tục trọng tài; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong tố tụng trọng tài; thẩm quyền của Tòa án đối với hoạt động trọng tài; tổ chức và hoạt động của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam, thi hành phán quyết trọng tài.
Điều 2. Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọng tài
1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
2. Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
3. Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.


Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định của Luật này.
2. Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh.
3. Các bên tranh chấp là cá nhân, cơ quan, tổ chức Việt Nam hoặc nước ngoài tham gia tố tụng trọng tài với tư cách nguyên đơn, bị đơn.
4. Tranh chấp có yếu tố nước ngoài là tranh chấp phát sinh trong quan hệ thương mại, quan hệ pháp luật khác có yếu tố nước ngoài được quy định tại Bộ luật dân sự.
5. Trọng tài viên là người được các bên lựa chọn hoặc được Trung tâm trọng tài hoặc Tòa án chỉ định để giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật này.
6. Trọng tài quy chế là hình thức giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài theo quy định của Luật này và quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài đó.
7. Trọng tài vụ việc là hình thức giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật này và trình tự, thủ tục do các bên thoả thuận.
8. Địa điểm giải quyết tranh chấp là nơi Hội đồng trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp theo sự thỏa thuận lựa chọn của các bên hoặc do Hội đồng trọng tài quyết định nếu các bên không có thỏa thuận. Nếu địa điểm giải quyết tranh chấp được tiến hành trên lãnh thổ Việt Nam thì phán quyết phải được coi là tuyên tại Việt Nam mà không phụ thuộc vào nơi Hội đồng trọng tài tiến hành phiên họp để ra phán quyết đó.
9. Quyết định trọng tài là quyết định của Hội đồng trọng tài trong quá trình giải quyết tranh chấp.
10. Phán quyết trọng tài là quyết định của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài.
11. Trọng tài nước ngoài là Trọng tài được thành lập theo quy định của pháp luật trọng tài nước ngoài do các bên thỏa thuận lựa chọn để tiến hành giải quyết tranh chấp ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc trong lãnh thổ Việt Nam.
12. Phán quyết của trọng tài nước ngoài là phán quyết do Trọng tài nước ngoài tuyên ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc ở trong lãnh thổ Việt Nam để giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận lựa chọn.
HỢP ĐỒNG CÔNG VIỆC GIA SƯ

HỢP ĐỒNG CÔNG VIỆC GIA SƯ


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


HỢP ĐỒNG CÔNG VIỆC


- Hôm nay, ngày...... tháng....... năm.......... tại (địa điểm)...................................................................
chúng tôi gồm có:
Bên A
Họ và tên:...................................................................................... CMND............................................
- Địa chỉ liên lạc:.....................................................................................................................................
- Điện thoại:............................................................................................................................................
Bên B
Họ và tên:.......................................................................................CMND..........................................
- Địa chỉ liên lạc:.....................................................................................................................................
- Điện thoại:............................................................................................................................................
Sau khi trao đổi và bàn bạc hai bên đi đến thống nhất lập hợp đồng công việc với nội dung và điều khoản sau:
Điều 1: Đối tượng hợp đồng
1.1 Bên A đồng ý để bên B làm gia sư dạy kèm tại văn phòng của bên A (số nhà 87A, QL 51 KP Bình Dương, P Long Bình Tân, TP Biên Hòa, Đồng Nai) dạy các môn ngoại ngữ: Tiếng Anh; Tiếng Pháp; Tiếng Nhật; Tiếng Hàn; và các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa theo chương trình của bộ giáo dục.
1.2 Đối tượng học: là những học viên có nhu cầu học ngoại ngữ và các em học sinh từ lớp 1 đến lớp 12.
Điều 2: Thời gian học và giáo trình
- Thời gian học các ngày trong tuần, và buổi tối (kể cả thứ 7 và chủ nhật)........................................
- Về giáo trình: Bên B biên soạn bài giảng trên cơ sở sách giáo khoa được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho lưu hành và được bên B thông qua. (phần nâng cao:...................................................................)
Điều 3: Thù lao và phương thức thanh toán
- Bên B đồng ý trả cho bên A số tiền chi phí mặt bằng một tháng giảng dạy  là: 15% trên tổng số học viên tham gia học. Số tiền này bao gồm cả tiền điện nước trọn gói.
- Số tiền này sẽ được thanh toán vào cuối tháng (tính từ ngày lớp bắt đầu học).
- Đồng tiền thanh toán là đồng Việt Nam
- Hình thức thanh toán: Bằng tiền mặt
Điều 4: Nghĩa vụ của bên A
- Bảo đảm địa điểm, thời gian, dụng cụ giảng dạy và phương tiện giúp cho gia sư và học sinh thuận lợi trong giảng dạy và học tập (bảng, phấn hoặc bút viết và ánh sáng).
- Bố trí nơi để xe, sắp xếp bàn ghế gọn gàng và an toàn.
Điều 5: Nghĩa vụ của bên B
- Khi có lớp học thì phải thanh toán tiền mặt bằng đầy đủ cho bên A.
- Trong quá trình giảng dạy và học tập phải bảo quản đồ đạc, trang thiết bị cho bên A đảm bảo không hư hỏng, mất mát. (nếu hư hỏng, mất mát thì thỏa thuận bồ thường cho bên A).
- Phải thông báo lịch làm việc cụ thể và rõ ràng để bên A bố trí, lịch làm việc cho thuận lợi cả 02 bên.
Điều 6: Những thỏa thuận khác
- Hai bên cam kết thực hiện đầy đủ các điều khoản ghi trong hợp đồng, nếu có vấn đề gì phát sinh, các bên phải chủ động trao đổi, bàn bạc giúp đỡ lẫn nhau trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau.
- Trong trường hợp có vấn đề vướng mắc mà hai bên không thỏa thuận tự giải quyết được thì thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 7: Thời gian có hiệu lực của hợp đồng
Hợp đồng có hiệu lực 05 năm kể từ ngày.................. tháng................................. năm......................... đến hết ngày....................... tháng....................... năm.............................. và được lập thành hai bản, mỗi bên giữ một bản để theo dõi thực hiện.

ĐẠI DIỆN BÊN A                                                                ĐẠI DIỆN BÊN B
   (Ký tên)                                                                                       (Ký tên)




Bạo lực học đường

Bạo lực học đường

Đề tài:
Thực trạng các hành vi bạo lực học đường giữa học sinh với học sinh các trường trung học cơ sở tại thành phố Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai từ năm 2010 đến 2014.
Mở Đầu
1. Lý do chọn đề tài
Bạo lực trong nhà trường trong vài năm gần đây đã trở thành một đề tài nóng bỏng, gây xôn xao dư luận, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả giáo dục. Một số báo chí đã phản ánh về tình trạng học sinh đánh nhau mang tính bạo lực trong trường học, đặc biệt là học sinh lứa tuổi THCS và THPT. Có một số vụ việc đã gây tâm lý lo lắng, bức xúc trong dư luận xã hội. Vấn đề bạo lực học đường là một trong những biểu hiện của tình trạng đạo đức của học sinh xuống cấp nghiêm trọng.
Việc học sinh đánh nhau là hành vi tiêu cực, để lại hậu quả cả về thể chất và tâm lý cho các em. Nó làm các em lo lắng, đau khổ nhất thời mà còn làm ảnh hưởng đến sự phát triển về tình cảm, xã hội và thể chất ở học sinh và ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em. Những học sinh đi đánh bạn nếu không được uốn nắn, giáo dục kịp thời sẽ hình thành tính cách hung hăng, hay giận dữ, bốc đồng, thích bạo lực, thiếu tôn trọng người khác… Chúng ta cần nhận diện chính xác vấn đề bạo lực trong nhà trường, phát hiện và phân tích những nguyên nhân một cách khoa học nhằm tìm ra những giải pháp hiệu quả để phòng chống những hành vi tiêu cực này, góp phần tích cực xây dựng môi trường thân thiện trong nhà trường, gia đình và xã hội.
Hình minh họa - Bạo lực học đường
Xem Clip: Nữ sinh đánh nhau kinh hoàng

2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp ngăn ngừa các hành vi bạo lực trong học sinh THCS.
Tìm hiểu nguyên nhân phát sinh bạo lực học đường, tìm hiểu cách hình thức, hành vi bạo lực, để có biện pháp giáo dục học sinh.
Kiếp sĩ phu

Kiếp sĩ phu

"Một căn phòng nhỏ gió liêu xiêu
Một thân sớm tối hắt hiêu đi về
Bạn bè thân hữu nơi xa vắng
Thương thay một kiếp sĩ phu nghèo"

                          Biên Hòa, 2/2015
                           = Đồng Thanh =


Thời gian qua mau

Thời gian qua mau

"Thời gian ơi trôi về nơi dĩ vãng
Để nỗi buồn lặng đọng trong tim tôi
Người con gái tôi yêu ngày xưa đó
Biết bây giờ còn nhớ tôi không"

                           Biên Hòa, Tháng 6/2015
                              = Đồng Thanh =


Tôi viết lên đây với tất cả tâm tình

Tôi viết lên đây với tất cả tâm tình

Hôm nay ngày 25 tháng 6 năm 2015 bắt đầu viết Blog này
Tôi viết lên đây với tất cả tâm tình








Thiên thời, địa lợi, nhân hòa
Anh hùng lỡ vận biết là về đâu
Đường đời trăm mối bể dâu
Đời trai vùng vẫy năm châu tỏ tường

                                      = Đồng Thanh =




 
Copyright © 2015. kho tài liệu ĐỒNG THANH